Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường): Dấu hiệu, tác hại, nguyên nhân, cách điều trị

2 Tháng 3, 2021

Chia sẻ

message

Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) hiện đang trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sức khỏe của con người, đặc biệt là gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy tiểu đường là bệnh gì, nó biểu hiện ra sao, tác hại như thế nào và làm sao để phòng chống căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết thảy những thắc mắc trên, cùng theo dõi để tích lũy cho mình những kiến thức hữu ích nhất nhé.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một thuật ngữ đề cập đến một tình trạng bệnh lý chuyển hóa không đồng nhất, cụ thể là lượng đường trong cơ thể cao hơn mức trung bình. 

Bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất hay gặp (chiếm 60 - 70% các bệnh về nội tiết tố nói chung), chúng gây ra nhiều biến chứng tới các cơ quan trong cơ thể. Tại Việt Nam, bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, trong đó có tới 50% người mắc đái tháo đường không biết rằng mình có bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì tiểu đường biểu hiện bằng sự rối loạn khả năng sản xuất và sử dụng hormone insulin theo tỷ lệ thích hợp (insulin là hormone đóng vai trò giúp glucose có thể đi vào và tạo ra năng lượng cho các tế bào). Một khi cơ thể thiếu hụt insulin sẽ khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao và xuất hiện trong cả nước tiểu. Cũng chính vì vậy mà người ta đặt tên bệnh là đái tháo đường hay tiểu đường.

 2. Các loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất có thể kể đến 3 loại sau:

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1): là chứng rối loạn tự miễn, khi tuyến tụy không thực hiện tốt nhiệm vụ sản sinh và điều được hormone insulin, dẫn tới tình trạng lượng hormone insulin trong máu quá ít. Điều này dẫn tới tình trạng không thể điều hòa được lượng đường trong cơ thể, vì vậy muốn cải thiện thì người bệnh sẽ phải điều trị bằng insulin suốt đời. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường hay xuất hiện nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2): loại tiểu đường này chiếm tỉ lệ cao (khoảng 90% - 95% bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh), căn bệnh không phụ thuộc vào hormon insulin (NIDDM). Tuyến tụy vẫn sẽ tiết ra hormone insulin theo tỷ lệ bình thường, tuy nhiên chúng lại không có tác dụng điều hòa lượng đường (glucose) trong máu. Bệnh thường xuất hiện ở người già, người trung tuổi, đặc biệt ở xã hội hiện tại do tỷ lệ béo phì ngày càng tăng nên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà chính bản thân không hề hay biết.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ: bệnh lý xảy ra với phụ nữ đang mang thai, lúc này cơ thể sẽ ít nhạy cảm với hormone insulin, bệnh sẽ hết sau khi sinh con. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, còn có một số bệnh đái tháo đường khác nhưng mức độ phổ biến ít hơn có thể kể đến như tiểu đường xơ nang (cystic fibrosis-related diabetes) hay tiểu đường đơn gene (monogenic diabetes).

benh tieu duong

Có 3 loại tiểu đường thường gặp nhất

 

3. Các biểu hiện, triệu chứng khi bị tiểu đường

Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở mỗi người sẽ có thể khác nhau, tuy nhiên nhìn chung sẽ có những biểu hiện chung như: Mệt mỏi, nhìn mờ, sụt cân, hay cảm thấy đói khát, đi tiểu thường xuyên, vết loét khó lành...

Đối với phụ nữ sẽ có thêm các biểu hiện như nhiễm trùng nấm men, da khô, ngứa, nhiễm trùng đường tiết niệu. Đối với nam giới sẽ có thêm các biểu hiện yếu cơ, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục.

Ngoài ra, ở mỗi loại bệnh tiểu đường cũng sẽ có những biểu hiện, triệu chứng rõ rệt như:

Đái tháo đường tuýp 1

Đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường thai kỳ

Mệt mỏi

Mắt mờ

Buồn tiểu thường xuyên

Sút cân

Cảm thấy khát và hay bị đói

Tâm trạng thay đổi

Mệt mỏi

Mắt mờ

Buồn tiểu thường xuyên

Sút cân

Cảm thấy khát và hay bị đói

Vết thương khó lành

Nhiễm trùng định kỳ

Đa số người mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ rệt. Mẹ có thể xác định có mắc bệnh hay không khi xét nghiệm ở tuần 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Đường (Glucose) là một trong những chất cần thiết đảm nhiệm chức năng cung cấp nguồn năng lượng cho não bộ, các mô và cơ bắp của cơ thể. Máu sẽ có nhiệm vụ hấp thụ và vận chuyển glucose đến các tế bào trong cơ thể, tuy nhiên quá trình này cần có sự hỗ trợ của một loại hormone có tên là insulin do tuyến tụy sản xuất. Sự xuất hiện của hormone insulin sẽ “dẫn đường” cho glucose tiến vào trong tế bào để thực hiện chức năng cung cấp năng lượng, từ đó giải phóng bớt nồng độ glucose trong máu.

Mọi "sự cố" bất thường xảy ra trong quá trình trao đổi này đều sẽ khiến glucose gặp khó khăn khi đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng, tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao hay tăng đường huyết.

Xét về mỗi loại bệnh cũng sẽ có những nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

Đái tháo đường tuýp 1

Các tế bào sản xuất hormone insulin trong tuyến tụy sẽ bị hệ miễn dịch của người bệnh tấn công. Lúc này, lượng glucose thay vì tiến vào tế bào sẽ vẫn ở lại trong máu dẫn tới đường huyết tăng cao.

Hiện tại, vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, thế nhưng theo một số giả thuyết nhận định yếu tố môi trường và di truyền đã gây nên tình trạng này.

Đái tháo đường tuýp 2

Cơ thể người bệnh đái tháo đường tuýp 2 xuất hiện các tế bào kháng hormone insulin, trong khi đó lượng hormone insulin lại không được tuyến tụy sản xuất đủ để chống lại sức đề kháng này. Khi lượng insulin thấp sẽ làm gián đoạn quá trình đưa glucose vào các tế bào và cung cấp năng lượng, lượng đường trong máu tiếp tục bị giữ lại khiến đường huyết cao lên.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tương tự như tuýp 1, chưa xác định được nguyên nhân chính, tuy nhiên có thể kể tới một số yếu tố liên quan như:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Môi trường.
  • Di truyền.
  • Lười vận động.
  • Người già (trên 45 tuổi).
  • Người bị tăng huyết áp, triglyceride cao hoặc cholesterol cao.
  • Từng chẩn đoán bị tiền đái tháo đường hoặc bị tiểu đường thai kỳ...

Đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone để duy trì thai, thế nhưng loại hormone này tác động tới quá trình sản sinh insulin, khiến lượng insulin bị giảm sút. Thông thường, tuyến tụy của thai phụ sẽ có thể sản sinh đủ insulin để vượt qua loại hormone này, tuy nhiên vẫn có trường hợp tuyến tụy không sản xuất insulin kịp thời. Từ đó, lượng glucose trong máu sẽ không được vận chuyển đi mà tiếp tục ở lại, dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ gia tăng nếu như thai phục có các yếu tố như: đã từng sinh con trên 4kg, béo phì thừa cân, gia đình đã có người mắc tiểu đường loại 2, từng bị tiểu đường thai kỳ, có hội chứng buồng trứng đa nang...

5. Tác hại của bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến và đang có nguy cơ trẻ hóa, có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những biến chứng phổ biến thường xảy ra với bệnh nhân bị đái tháo đường có thể kể đến như:

Hệ thống tuần hoàn

Lượng đường trong máu cao sẽ tạo điều kiện để các mảng chất béo hình thành trong thành mạch máu, lượng mỡ tích lũy qua thời gian sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu, gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Một khi máu lưu thông kém người bệnh sẽ gặp tình trạng đau bắp chân khi đi bộ, bàn chân có thể mất cảm giác, không thể cảm nhận được nhiệt độ, dễ bị các vấn đề về bàn chân do mạch máu bị chèn ép. Đồng thời, cảm giác ở các chi cũng bị giảm làm khả năng nhận biết nhiễm trùng hoặc chấn thương cũng bị ảnh hưởng.

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ loét bàn chân hoặc phát triển nhiễm trùng, cùng với đó là thần kinh bị tổn thương và lượng máu lưu thông kém, rất có thể người bệnh sẽ phải bỏ bàn chân hoặc cẳng chân.

Chưa kể, theo thống kê của Bộ Y tế thì những người bị bệnh đái tháo đường có khả năng mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ cao gấp 2 lần những người không bị tiểu đường.

Nội tiết, bài tiết

Một khi tuyến tụy của cơ thể không sản sinh đủ insulin để chuyển hóa lượng đường trong máu sẽ tạo ra một lượng lớn chất độc hại gồm xeton và các axit, khiến bệnh nhân dễ nhiễm xeton – biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Bệnh nhân tiểu đường sẽ có các triệu chứng như đi tiểu nhiều, khát nước, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện mùi thơm trái cây… Nếu như không điều trị, lượng xeton trong cơ thể lớn sẽ dẫn tới tình trạng mất ý thức, thậm chí là tử vong.

Đái tháo đường gây tổn thương tới thận làm quá trình lọc chất thải trong máu bị ảnh hưởng, nặng hơn người bệnh có thể bị biến chứng dẫn đến suy thận hoặc phải tiến hành ghép thận/chạy thận đối với bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục.

Hệ da bì

Bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng tới hệ da bì của cơ thể, gây ra nhiều bệnh về da như:

  • Thiếu độ ẩm, da dễ bị khô và nứt nẻ, nổi xanthoma gây ra những mụn vàng cứng với quần đỏ xung quanh, chúng làm da dày lên cảm giác rất khó chịu.
  • Da dễ bị chai sạn, đặc biệt là ở phần dưới chân, nếu không chăm sóc cẩn thận thì vị trí chai sạn dễ bị lở loét và nhiễm trùng. Khi gặp tình trạng lở loét cần tới gặp bác sĩ để có biện pháp cải thiện, tránh nguy cơ phải cắt bỏ chân.
  • Ngoài ra, tại các nếp gấp ẩm ướt thường dễ bị mắc bệnh nấm men hoặc nấm candida, triệu chứng phổ biến là ngứa, phồng rộp tại những vị trí như trong miệng, nách, háng, ngón chân, kẽ tay chân…

Hệ sinh sản

Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu như không kiểm soát tốt lượng đường trong máu hoặc không có phác đồ điều trị phù hợp có thể gây ra vấn đề cho cả mẹ và con.

Đối với con: Một khi lượng đường cơ thể mẹ nhiều chúng sẽ có thể chuyển qua cơ thể con trong bào thai, bé có thể phát triển hơn so với tuổi hàm lượng insulin tăng cao. Đồng thời, sau khi sinh trẻ cũng rất dễ bị hạ đường huyết khi lượng insulin làm lượng đường trong máu giảm sút. Khi trẻ lớn lên thì dễ bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và bệnh béo phì, nguy hiểm nhất thai nhi có thể bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Đối với mẹ: Dễ bị sưng chân và bàn chân, mắc chứng tiền sản giật gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của cả mẹ và con. Nếu mẹ đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì rất dễ mắc bệnh ở thai kỳ tiếp theo và mắc tiểu đường loại hai khi già đi.

6. Cách phòng chống, điều trị bệnh tiểu đường

Có nhiều biện pháp để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh đái tháo đường phát triển, việc tuân thủ những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường huyết cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý

Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong “công cuộc” chữa trị bệnh tiểu đường. Bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để quản lý tốt cân nặng của mình, kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, huyết áp cao…

Chế độ ăn uống lành mạnh chính là bổ sung các thực phẩm ít carbohydrate, nhiều chất xơ và các chất béo tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong bữa ăn bạn cũng cần giảm muối, thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Cụ thể để phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường bạn cần:

Nên ăn

Giảm thiểu ở mức tối đa

Rau, các loại đậu, trái cây ngũ cốc nguyên hạt

Sữa ít béo

Cá mòi, cá ngừ, cá thu, cá hồi

Dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu hạt cải…

Bánh nướng, kẹo

Dầu dừa, dầu cọ

Thịt xông khói, xúc xích, thịt bò, sữa giàu chất béo

Thịt nội tạng, lòng đỏ trứng, gan…

benh tieu duong1

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp ngăn bệnh tiểu đường phát triển

 

Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên

Dù là bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hay những người bình thường đều nên tập luyện thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe, tăng cường cơ và xương, giảm lo lắng, giảm cholesterol có hại, giảm huyết áp…

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà có thể sử dụng những bài tập từ nhẹ nhàng đến bài tập có cường độ cao. Người mắc tiểu đường thì nên đi bộ ít nhất 2 giờ mỗi tuần, việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ tử vong do các biến chứng về tim mạch gây ra.

Bên cạnh những bài tập thể dục bạn cũng cần phải duy trì nếp sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích, hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, cà phê… Đồng thời, người bệnh cũng cần ngủ đủ giấc và ăn uống đúng bữa để nâng cao sức khỏe và đề kháng cho cơ thể.

benh tieu duong1

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh tiểu đường

Kiểm soát cân nặng tốt nhất

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường chính là thừa cân béo phì, chúng sẽ khiến lượng insulin giảm sút làm đường huyết tăng cao.

Giảm cân đúng cách và kiểm soát cân nặng hợp lý chính là một biện pháp để phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn lành mạnh cùng những bài tập thể dục phù hợp, lối sống tích cực sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình giảm cân.

Lưu ý, bạn đừng áp dụng những phương pháp giảm cân thiếu khoa học như uống thuốc, ép cân, nhịn ăn… vì chúng không những phản tác dụng mà còn khiến tỷ lệ mắc bệnh tăng cao hơn.

Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Nếu gia đình có bệnh nhân bị đái tháo đường thì cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, áp dụng những nguyên tắc về ăn uống và tập luyện để cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh.

Đối với những bệnh nhân đã có biến chứng, đặc biệt là những bệnh nhân có biến chứng về thận thì quá trình sinh hoạt sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp tâm trạng người bệnh được thoải mái hơn, từ đó sẽ giúp quá trình điều trị bệnh tiểu đường được thuận lợi hơn.

Bạn nên cho người bệnh dùng tã quần SunMate, sản phẩm được thiết kế thông minh với thành phần an toàn cho sức khỏe người dùng. Tã quần SunMate cho khả năng thấm hút chất lỏng siêu tốc, lan tỏa đều và ngăn thấm ngược. Hạt gel tác động kép thấm hút - kháng khuẩn giúp hạn chế tối đa mùi hôi, tạo cảm giác khô thoáng tối đa.

Để mua tã SunMate bạn có thể đặt hàng online qua hai sàn thương mại điện tử lớn là Sendo, TiKi hoặc website Tã Bỉm Shop. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sản phẩm của SunMate tại các siêu thị và nhiều tiệm tạp hóa trên toàn quốc. Đặc biệt, nếu bạn cần mua tã SunMate với số lượng lớn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty qua hotline 1800 555 520 ext 148 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh tiểu đường nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ không đáng lo ngại, vì thế ngay từ bây giờ hãy thay đổi thói quen ăn uống, sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho mình và mọi người. Khi chăm sóc người bệnh đái tháo đường hãy ưu tiên sử dụng tã quần SunMate để mang đến sự thoải mái tối đa cho người bệnh nhé.