Các dấu hiệu, triệu chứng báo trước của bệnh tai biến

26 Tháng 2, 2021

Chia sẻ

message

Tai biến mạch máu não là bệnh có biểu hiện và diễn biến bất ngờ. Ban đầu, dấu hiệu tai biến thường là chóng mặt, buồn nôn. Nguy hiểm hơn là ngay trong thời gian ngắn, người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn nửa người hoặc có các dấu hiệu khác như nói ngọng, méo mặt, đại tiểu tiện không tự chủ. 

Vai trò của việc phát hiện tai biến sớm

Vì bệnh mang nhiều biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác nên việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ góp phần giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn và tránh các biến chứng nguy hiểm. Vậy biểu hiện của bệnh tai biến như thế nào, dấu hiệu tai biến ra sao, triệu chứng tai biến cần biết cụ thể như nào? Câu trả lời sẽ có tại bài viết hôm nay.

Dấu hiệu của bệnh tai biến thường gặp

Nếu bạn hay người thân thường xuyên có những biểu hiện sau, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp điều trị kịp thời.

Thị lực giảm dần

Thị lực giảm dần là một trong những biểu hiện của tai biến mạch máu não và là dấu hiệu tai biến để bạn nhận biết nhưng đa số bệnh nhân thường chủ quan không để ý đến. Người trẻ cho rằng đó là biểu hiện thông thường khi sinh hoạt không điều độ. Còn người trung niên và người cao tuổi thường hiểu nhầm do ảnh hưởng của tuổi tác. 

Tuy vậy, nếu có vấn đề về thị lực giảm dần bất thường, bạn cần ghi nhớ và nên báo với người thân trong gia đình mình. Nguyên nhân khiến bệnh nhân tai biến thị lực bị giảm là do thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn không được cung cấp đủ oxy, hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ quan sát thấy mọi thứ mờ đi, nhạt dần. 

thị lực suy giảm là dấu hiệu tai biến

Thị lực suy giảm là một triệu chứng cần lưu ý

Dấu hiệu ở mặt

Dấu hiệu ở mặt là một trong những biểu hiện chúng ta dễ dàng quan sát ngay với bệnh nhân tai biến đồng thời đây cũng là triệu chứng tai biến cần được đặc biệt chú ý. Do lượng oxy trong máu cung cấp trong não bộ giảm dần đã gây tổn thương thần kinh tác động lên cơ mặt. Ở trạng trái bình thường, khuôn mặt của bệnh nhân trở nên buồn rầu, da mặt chảy xệ, mắt không khép và có thể méo miệng. Phần cơ mặt có thể bị tê liệt một phần hoặc nửa khuôn mặt, khó có thể cử động hoặc không thể cử động được. Vì vậy, hãy quan sát bệnh nhân để có những chẩn đoán chính xác nhất.

Dấu hiệu yếu tay hoặc chân

Đây là một trong những dấu hiệu tai biến rất nguy hiểm, nếu không cấp cứu điều trị kịp thời dễ dẫn đến liệt mãi mãi. Lúc này, chân hoặc tay người bệnh yếu dần, khó có thể cầm nắm đồ vật trong sinh hoạt. Có thể dẫn đến tê liệt một phần cơ thể hoặc liệt nửa người.

Dấu hiệu qua giọng nói

Giọng nói là một trong những triệu chứng tai biến quan trọng giúp chính người bệnh và người thân trong gia đình phát hiện kịp thời. Khoảng 25 - 30% bệnh nhân bị liệt nửa người có nguy cơ khó khăn trong giao tiếp. Biểu hiện có thể thấy là bệnh nhân nói lắp, khó nói những câu dài, phát âm tiếng không rõ, không thành câu, khó hiểu. Giọng nói của bệnh nhân ảnh hưởng do trước quá trình diễn ra tai biến, những cục máu đông ngăn cản sự lưu thông máu ngăn chặn một phần não bộ cho hoạt động giao tiếp, trò chuyện. Khiến người bệnh khó nói chuyện nặng hơn là không nói được.

Dấu hiệu qua nhận thức

Với người bệnh tai biến ở giai đoạn nặng, việc nhận thức trở nên khó khăn. Có thể người bệnh sẽ bị rối loạn ngôn ngữ do hoảng loạn khi tai biến bất ngờ xảy ra. Hơn nữa, một trong những biến chứng nặng nề của bệnh đột quỵ não đó là gây sa sút trí tuệ. Người bệnh có biểu hiện như: hay quên, đầu óc không tỉnh táo, không phân biệt được thời gian, không gian, không nhận diện được người thân, cảm thấy khó hiểu lời nói của người khác.

Nhiều người bị tổn thương rất lâu mới có thể phục hồi những độ minh mẫn, xử lý được các vấn đề phức tạp trong cuộc sống, tuy nhiên sẽ rất khó để được như trước.

Dấu hiệu ở thần kinh

Do thiếu máu đưa oxy lên não nên hệ thần kinh sẽ bị tổn thương ít nhiều. Tổn thương hệ thần kinh có thể dẫn đến các biểu hiện kể trên. Trong đó nguy hiểm nhất là liệt nửa người và suy giảm về trí tuệ; khó nói chuyện và diễn đạt với người khác; đọc và viết kém, muốn đọc hoặc viết phải nhờ sự hỗ trợ từ người khác. Do đó, nếu phát hiện triệu chứng tai biến sớm ở hệ thần kinh sẽ giúp cho việc điều trị bệnh được tốt hơn, tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Dấu hiệu khác

Ngoài ra, bệnh tai biến còn có một số các biểu hiện, dấu hiệu tai biến dưới đây, bạn có thể lưu ý thêm: 

Đau đầu cũng là triệu chứng tai biến mạch máu não

Đau đầu là một trong những biểu hiện rõ ràng nhưng người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Mức độ đau tăng dần theo thời gian và thời điểm phát bệnh. Đau đầu có thể diễn ra dữ dội, theo cơn. Cần đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời, trường hợp xấu nhất có khả năng có biến chứng chết não.

Nấc cục

Hiện tượng phụ nữ thường gặp hơn so với nam giới. Nhiều người chỉ coi đó là biểu hiện bất thường. Nhưng nếu nấc cục xảy ra kèm theo với các triệu chứng tai biến khác đề cập trong bài viết, bạn cần lưu ý.

Khó thở và thở gấp 

Khó thở, hổn hển, tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo “đám mây đen” của cơn tai biến thoáng qua. Người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu một lúc và sau đó chúng biến mất làm người bệnh trở nên chủ quan. Vì vậy, hãy chú ý khi gặp những biểu hiện này và cảnh giác với chúng.

Một số bài test tại nhà để phát hiện nguy cơ tai biến: Quy Tắc FAST, B.E.F.A.S.T

Ngoài những biểu hiện thường thấy và những dấu hiệu tai biến trên cơ thể, bạn còn có thể dự đoán nguy cơ tai biến với hai bài test tại nhà mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây. Đó là quy tắc FAST và quy tắc B.E.F.A.S.T.

Hướng dẫn quy tắc FAST để nhận biết dấu hiệu tai biến

Quy tắc FAST hỗ trợ nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ. FAST tóm tắt viết chữ cái đầu của bốn biểu hiện bệnh chính với người bị đột quỵ.  FAST là: Face, Arm, Speech và Time. Cụ thể: 

  • Face: Quan sát biểu hiện khuôn mặt mất cân đối so với bình thường, có thể méo xệ một bên miệng. Quan sát sát bệnh nhân ở vị trí ngay ngắn hoặc yêu cầu bệnh nhân cười, “thổi lửa”, nhe răng để cảm nhận sự khác biệt của khung khuôn mặt.
  • Arm - Kiểm tra sức khỏe tay/chân, dự đoán khả năng tay/ chân bệnh nhân bị liệt. Hãy yêu cầu người bệnh giơ đều hai tay, chân lên. Bên nào có khả năng giơ yếu hơn, rơi xuống trước có khả năng có liệt cao.
  • Speech - Nhân biệt dấu hiệu tai biến qua ngôn ngữ bất thường. Bạn hãy yêu cầu người bệnh nói chuyện với những từ đơn giản. Nếu bệnh nhân đài từ kém, giọng méo không tròn vành rõ chữ như bình thường. Hoặc không nói được. Đây chính là dấu hiệu tai biến cần được lưu ý đến.
  • Time: Nếu ba dấu hiệu kể trên đều diễn ra cùng một lúc, thì bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao. Hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị. 

Hướng dẫn kiểm tra đột quỵ bằng quy tắc B.E.F.A.S.T

Quy tắc B.E.F.A.S.T. được hướng dẫn kiểm tra như sau:

  1. Balance (thăng bằng): Dự đoán bệnh nhân có bị mất thăng bằng đột ngột không?
  2. Eyes (mắt): Liệu thị lực của bệnh nhân có bị mất đột ngột ở một hoặc cả hai mắt không?
  3. Face (khuôn mặt): Một bên mặt có bị rũ, da mặt chảy xuống không?
  4. Arms (cánh tay): Kiểm tra nguy cơ liệt tay,  yêu cầu người bệnh cố nâng cả hai cánh tay lên. Liệu một cánh tay có rơi xuống không hay là cả hai cánh tay đều rơi cùng thời điểm?
  5. Speech (lời nói): Yêu cầu người bệnh lặp lại một cụm từ đơn giản. Để ý lời nói của họ có bị xáo trộn hoặc kỳ lạ không?
  6. Time (thời gian): Nếu bạn quan sát thấy bất cứ dấu hiệu tai biến nào trong số những dấu hiệu này hoặc người bạn đang theo dõi có tất cả các biểu hiện này, đừng ngần ngại gọi tới số 911 (tại Hoa Kỳ) hoặc 115 (tại Việt Nam) để người bệnh được cấp cứu kịp thời nhé.

Việc phát hiện tai biến sớm với những triệu chứng tai biến kể trên có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cho người bị tai biến. Bởi khi can thiệp bệnh sớm, chúng ta không chỉ chủ động được về kinh tế, thời gian và sức khỏe mà người bệnh cũng có khả năng phục hồi cao hơn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân phát hiện ra bệnh thì đã gặp phải di chứng nặng nề như liệt nửa người, khả năng phục hồi thấp. Vì vậy, ngoài việc quan tâm đến các phương pháp trị liệu, người nhà bệnh nhân còn cần phải lưu ý đến các vấn đề vệ sinh cho người bệnh. Bởi khi bị liệt nửa người, bệnh nhân khó có thể tự vệ sinh cho chính mình mà cần phải nhờ sự giúp đỡ từ người nhà.

Với các bệnh nhân đã gặp phải di chứng liệt nửa người, người thân còn có thể giảm nhẹ gánh nặng chăm sóc vấn đề vệ sinh bằng tã dán SunMate. Tã người lớn SunMate không có công dụng trong điều trị bệnh tai biến, nhưng có công dụng hỗ trợ người nhà và bệnh nhân tai biến giảm nặng vấn đề này. 

Với những trường hợp bệnh nhân không thể kiểm soát được đại, tiểu tiện thì việc sử dụng tã hỗ trợ là điều cần thiết. Nhiều gia đình đã lựa chọn tã người lớn SunMate để chăm sóc người thân của mình. Đây là dòng sản phẩm có khả năng thấm hút, kháng khuẩn vượt trội với chất lượng xuất khẩu và mức giá tầm trung. Hiện nay, SunMate đang kinh doanh hai dòng sản phẩm chính cho người lớn là tã quần và tã dán. Tã quần dành cho người gặp vấn đề về bài tiết, khả năng đi lại yếu, phục hồi vật lý trị liệu sau phẫu thuật. Tã dán dành cho người bị hạn chế khả năng đi lại, như tai biến, liệt. Bên cạnh đó, chỉ có tã dán mới có mực chỉ thị màu báo tã đầy và thay được khi nằm rất thuận lợi cho bệnh nhân không thể di chuyển được.

theo dõi triệu chứng tai biến để phát hiện kịp thời 

Tã dán SunMate hỗ trợ rất tốt cho người bị tai biến

Để mua tã SunMate bạn có thể đặt hàng online qua hai sàn thương mại điện tử lớn là Sendo, TiKi hoặc trang web Tã Bỉm Shop. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sản phẩm của SunMate tại các siêu thị và nhiều tiệm tạp hóa trên toàn quốc. Nếu cần kinh doanh với số lượng lớn, bạn có thể liên lạc trực tiếp với  công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Trên đây, bài viết của chúng tôi đã đề cập kiến về thức dấu hiệu bệnh tai biến, triệu chứng tai biến thường gặp và những quy tắc chẩn đoán bệnh tai biến tại nhà. Hy vọng điều này có thể hỗ trợ bạn quan tâm nhiều hơn đến gia đình của mình. Chúng tôi cũng mong muốn rằng, với sản phẩm tã dành cho người lớn SunMate có thể chia sẻ với bạn những khó khăn khi chăm sóc bệnh nhân sau tai biến. Nếu bạn có thắc mắc về sản phẩm phẩm, cần được tư vấn kỹ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 555 520 ext 148 để chuyên viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi hỗ trợ bạn nhé!