Các loại bệnh mất trí nhớ ở người già mà bạn cần biết

13 Tháng 4, 2021

Chia sẻ

message

Mất trí nhớ là căn bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi khi não bộ không còn hoạt động bình thường. Căn bệnh này khiến cho trí nhớ người bệnh bị giảm sút lúc nhớ lúc quên rất hay nhầm lẫn và có thể không còn nhớ được gì nữa. Nguy hiểm hơn nữa là thậm chí người bệnh không có khả năng tự chăm sóc được bản thân mình. 

Để chăm sóc và điều trị hiệu quả bệnh mất trí nhớ cho người già chúng ta cần phải biết căn bệnh mà họ đang mắc là loại bệnh nào? Nội dung bài viết hôm nay mời bạn cùng SunMate sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị cho các loại bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi.

Mất trí nhớ đột ngột

Bệnh mất trí nhớ đột ngột là mất trí nhớ tạm thời thoáng qua nhưng không phải do tổn thương thần kinh gây ra như đột quỵ hoặc động kinh. Người bị mất trí nhớ đột ngột thường không thể nhớ về các sự việc vừa diễn ra cũng không nhớ được mình đang ở đâu hay tại sao mình lại ở đây? Tuy nhiên bệnh mất trí nhớ này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sau đó người bệnh hoàn toàn có thể khôi phục lại trí nhớ bình thường.

Các dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ đột ngột

+ Đột ngột bị mất trí nhớ và cần nhờ đến sự chứng kiến của người khác hoặc xác nhận tình trạng này từ người thân.

+ Dù bị mất trí nhớ người bệnh vẫn giữ tính cách cá nhân của mình.

+ Vẫn có khả năng nhận thức bình thường như gọi tên của người thân, người quen và làm theo những chỉ dẫn đơn giản.

+ Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tổn thương ở một khu vực cụ thể của não như khó khăn trong giao tiếp hay tê liệt tay chân…

Cac loai benh mat tri nho o nguoi gia ma ban can biet 1

Bệnh mất trí nhớ đột ngột thường gặp ở người già (Nguồn: Google)

 

Một số triệu chứng khác giúp nhận biết mất trí nhớ đột ngột

+ Thời gian mất trí nhớ thường không quá 24 giờ.

+ Người bệnh sẽ dần dần lấy lại được trí nhớ.

+ Không bị các chấn thương ở đầu trong thời gian gần đây.

+ Trong thời gian mất trí nhớ không có dấu hiệu bị giật.

+ Người bệnh không có tiền sử bị động kinh.

+ Người bệnh thường có chung câu hỏi là “Tôi làm gì ở đây” hay “Làm thế nào mà chúng ta đến được đây”.

Nguyên nhân 

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây bệnh mất trí nhớ đột ngột. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì căn bệnh này có liên quan đến bệnh đau nửa đầu. Ngoài ra còn có thể do tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc có những bất thường trong dòng chảy của máu. 

Một số yếu tố và sự kiện có thể khiến mất trí nhớ đột ngột:

+ Hoạt động thể lực quá mức.

+ Ngâm người trong nước nóng hoặc lạnh đột ngột.

+ Chấn thương đầu nhẹ.

+ Sốc nặng về tâm lý.

+ Thực hiện một số thủ thuật y tế như nội soi, chụp động mạch.

Hướng điều trị

Trong các loại bệnh mất trí nhớ thì mất trí nhớ đột ngột là loại bệnh chưa tìm được nguyên nhân và bệnh sẽ không kéo dài. Vậy nên không có phương pháp điều trị nào tiêu chuẩn nào mà sẽ căn cứ vào một số tác nhân có thể gây bệnh để phòng tránh.

Mất trí nhớ một phần

Mất trí nhớ một phần hay còn gọi là mất trí nhớ thoáng qua (tên tiếng Anh là Transient global amnesia), người bệnh có thể nhớ lại các sự kiện đơn giản gần đây nhưng lại không thể nhớ mình đang ở đâu hoặc làm cách nào mà mình có thể đến đó. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trung niên trở lên.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh mất trí nhớ tạm thời không có dấu hiệu rõ rệt, bạn có thể xem xét những yếu tố như:

  • Nhận thức bình thường, chẳng hạn như gọi tên, nhận biết người thân, người quen nhưng một số sự kiện lại không thế nhớ ra mà phải nhờ tới sự chứng kiến, xác nhận từ người khác.
  • Vẫn giữ được tính các cá nhân, không bị tổn thương ở một khu vực cụ thể của não.
  • Qua một thời gian sẽ dần nhớ lại ký ức.
  • Chủ yếu người bệnh sẽ không biết mình đang làm gì, đang ở đâu và làm sao để tới được đây...

Nguyên nhân

Theo nghiên cứu, căn bệnh mất trí nhớ một phần có mối liên quan đến tiền sử bệnh đau nửa đầu, tắc nghẽn tĩnh mạch và sự hoạt động bất thường trong dòng chảy của máu.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Tuổi tác, hoạt động thể lực quá sức, ngân mình mình nước lạnh hoặc nóng, chấn thương nhẹ, cú sốc tâm lý....

Hướng điều trị

Hiện tại, bệnh mất trí nhớ một phần vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể, khi phát hiện bệnh người nhà nên đưa bệnh nhân tới bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng và có phác đồ điều trị cụ thể.

 

Tim hieu ve benh mat tri nho o nguoi gia 2

Một số tình trạng mất trí nhớ thường gặp ở người già (Nguồn: Google)

 

Bệnh Alzheimer

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer là căn bệnh rất thường gặp ở người già gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Bệnh sẽ có tiến triển chậm với triệu chứng đãng trí nhẹ ở giai đoạn đầu và vào giai đoạn cuối thì não sẽ bị tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày và nhiều hệ lụy khác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

+ Ban đầu người bệnh sẽ thường bị đãng trí như quên tên hay không nhớ đồ vật mình vừa để ở đâu

hỏi cùng một câu hỏi hay lặp lại một câu chuyện nhiều lần…

+ Tiếp đến là trí nhớ và tư duy có dấu hiệu bất thường như quên tên của người quen, hỏi cùng một câu hỏi hay lặp lại một câu chuyện nhiều lần, khó ghi nhớ được về các vấn đề sinh hoạt hàng ngày.

+ Vào giai đoạn sau thì người bệnh sẽ cần phải được người thân giúp đỡ và chăm sóc toàn diện bởi vì vào giai đoạn cuối người bệnh sẽ thường xuyên đi lang lang, bị lạc đường, tính cách và cảm xúc bất thường, không thể thực hiện các hoạt động bình thường.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh mất trí nhớ Alzheimer vẫn chưa được xác định rõ ràng tuy nhiên các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết gây bệnh như sau:

+ Một số loại protein bất thường được sản sinh và tạo thành những mảng bám tích tụ bên trong và xung quanh tế bào đã gây cản trở đến quá trình truyền tải thông tin. 

+ Do quá trình lão hóa làm phá hủy các myelin làm giảm quá trình dẫn truyền thần kinh dẫn đến làm chết các tế bào thần kinh.

+ Rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.

Hướng điều trị 

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer không có thuốc để chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng thuốc kháng cholinesterase và memantine. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng thuốc điều trị các chứng trầm cảm, lo âu, mất ngủ, rối loạn hành vi, thuốc an thần. 

Ngoài ra để điều trị tốt cho người già mất trí nhớ Alzheimer thì cần phải kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Khẩu phần ăn cần tăng cường rau xanh và các loại hoa quả bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin E, C, axit folic. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và tuyệt đối không sử dụng các đồ uống có chứa cồn. 

Tăng cường tập luyện hoạt động thể dục thể thao và giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Đồng thời người thân phải luôn dành sự quan tâm chăm sóc tận tình, chu đáo dành cho người bệnh. 

Cac loai benh mat tri nho o nguoi gia ma ban can biet 3

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao (Nguồn: Shutterstock)

 

Sa sút trí tuệ não mạch

Dấu hiệu nhận biết

Đây cũng là một trong các loại bệnh mất trí nhớ thường gặp ở người già với các dấu hiệu nhận biết như:

+ Giảm khả năng suy nghĩ hay hành động. 

+ Nhầm lẫn, gặp những vấn đề về trí nhớ, trí nhớ suy giảm rõ rệt.

+ Khó tập trung.

+ Suy giảm khả năng phân tích tình huống và giao tiếp.

+ Tâm trạng bồn chồn và dễ kích động, phiền muộn.

+ Thường xuyên đi tiểu hoặc khó kiểm soát được việc tiểu tiện.

+ Dáng đi không ổn định xiêu vẹo.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ não mạch

+ Đột quỵ gây nên tình trạng tắc một động mạch não và dẫn đến các triệu chứng bao gồm cả sa sút trí tuệ não mạch.

+ Mạch máu não bị thu hẹp hoặc bị tổn thương trong thời gian dài cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến căn bệnh này.

Hướng điều trị

Sa sút trí tuệ não mạch là một trong các loại bệnh mất trí nhớ vẫn chưa có phương pháp nào để điều trị triệt để. Vì vậy hiện tại để điều trị căn bệnh mất trí nhớ này bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc để giúp người bệnh nâng cao trí nhớ và kỹ năng nhận thức. Bên cạnh đó là thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ ăn uống điều độ và hoạt động thể chất thường xuyên.

 

Cac loai benh mat tri nho o nguoi gia ma ban can biet 4

Tập luyện thể thao thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người già (Nguồn: Shutterstock)

 

Chứng mất trí nhớ thể Lewy (DLB)

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh mất trí nhớ thể Lewy là chứng bệnh mất trí nhớ tiến triển xếp sau bệnh mất trí nhớ Alzheimer với các dấu hiệu nhận biết gồm:

+ Gặp ảo giác là triệu chứng phổ biến đầu tiên ở người bệnh, người bệnh sẽ gặp những ảo giác về hình ảnh, thính giác, khứu giác hoặc xúc giác.

+ Bị rối loạn di chuyển như di chuyển chậm, run, đi kéo lê chân, cơ bắp cứng.

+ Gặp những vấn đề nhận thức như dễ nhầm lẫn, mất trí nhớ, chú ý kém.

+ Khó ngủ, dễ phiền muộn.

+ Người bệnh thường nhìn chằm chằm rất lâu vào khoảng không hoặc nói chuyện lộn xộn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác dẫn đến chứng mất trí nhớ thể Lewy vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên theo như nhiều nghiên cứu thì chứng bệnh này liên quan đến sự tích tụ của các khối protein bất thường trong các tế bào thần kinh. Các khối protein này làm gián đoạn chức năng của não bộ, làm suy giảm nhận thức và hành vi của người bệnh.

 

Cac loai benh mat tri nho o nguoi gia ma ban can biet 5

Biểu hiện mất trí nhớ thể Lewy ở người già (Nguồn: Google)

 

Hướng điều trị

Cũng như các loại bệnh mất trí nhớ khác chứng mất trí nhớ Lewy chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có phương pháp giúp kiểm soát bệnh.

+ Sử dụng thuốc giảm ảo giác, lơ mơ, lú lẫn.

+ Áp dụng vật lý trị liệu, các liệu pháp ngôn ngữ để cải thiện vận động, giao tiếp hàng ngày.

+ Thực hiện tâm lý trị liệu.

+ Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh.

Bệnh Parkinson

Triệu chứng bệnh 

Bệnh Parkinson là một trong các loại bệnh mất trí nhớ phổ biến ở những người cao tuổi đặc biệt là từ độ tuổi 60 trở lên. Các triệu chứng bệnh gồm có:

+ Khả năng phối hợp các hoạt động chậm chạp là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu có thể quan sát thấy người bệnh thực hiện các thay đổi tư thế như quay người, cài khuy khá chậm, lóng ngóng.

+ Run ở môi lưỡi và ở ngọn chi thấy rất rõ. 

+ Tính cách có sự thay đổi.

+ Giảm cảm giác về mùi, người bệnh dần mất khả năng phân biết mùi thực phẩm.

+ Đau vai, mệt mỏi kéo dài. 

+ Các vấn đề về đường ruột như táo bón. 

+ Một số triệu chứng khác như trầm cảm, lo âu, hoang tưởng, đứng ngồi không yên, gặp vấn đề về di chuyển, mất cân bằng, liệt cơ mặt…

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh Parkinson vẫn là một ẩn số và chỉ có thể đưa ra một số lý do gây bệnh như do di truyền, tuổi tác, do yếu tố môi trường hoặc có thể do do virus…

Hướng điều trị

Để điều trị bệnh Parkinson sẽ cần sử dụng các loại thuốc:

+ Nhóm ức chế như Artan, Trihex...

+ Nhóm các thuốc kích thích trực tiếp các thụ thể dopamin như Sifrol, Trivastal.

+ Dùng thêm nhóm thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh.

+ Ngoài ra khi sử dụng điều trị nội khoa không có kết quả thì có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật, xạ phẫu, kích thích não ở sâu…hoặc điều trị phục hồi chức năng, y học cổ truyền.



Sa sút trí tuệ trán - thái dương (FTD)

Dấu hiệu nhận biết

Một trong các loại bệnh mất trí nhớ tiếp theo giới thiệu đến các bạn đó là chứng sa sút trí tuệ trán - thái dương (FTD). Các triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác nhau ở từng người tuy nhiên các triệu chứng chung thường gặp như sau:

+ Có nhiều hành động ngày càng không phù hợp với chuẩn mực có những hành động xấu mà trước đây chưa từng làm.

+ Không quan tâm đến việc thay đổi hành vi, mất ý thức.

+ Thay đổi về thói quen ăn uống, tăng cảm giác ngon miệng nên ăn nhiều và tăng cân nhanh.

+ Giảm khả năng vệ sinh cá nhân.

+ Lãnh đạm, thờ ơ, không quan tâm đến bản thân.

+ Rối loạn về ngôn ngữ, mất khả năng phát âm.

+ Vào giai đoạn cuối có thể ăn những đồ vật không thể ăn được, mất trí nhớ.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện tại nguyên nhân gây chứng sa sút trí tuệ trán - thái dương vẫn chưa rõ nhưng một số trường hợp những phần nào bị ảnh hưởng có cấu trúc chứa protein bất thường phát triển bên trong các tế bào não. 

Hướng điều trị

Sa sút trí tuệ trán - thái dương cũng là căn bệnh không thể chữa khỏi giống các loại bệnh mất trí nhớ khác và chỉ có thể điều trị để kiểm soát các triệu chứng. Cụ thể:

+ Dùng thuốc chống trầm cảm như trazodone.

+ Sử dụng các chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI) – như sertraline (Zoloft) hoặc fluvoxamine (Luvox).

+ Thuốc chống loạn thần như olanzapine (Zyprexa) hoặc quetiapine (Seroquel).

+ Kết hợp trị liệu về ngôn ngữ.

+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, các bài tập thể dục thường xuyên, giữ tâm trạng vui vẻ chế độ dinh dưỡng đủ chất.

Bệnh Huntington (múa giật)

Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng bệnh Huntington cũng có nhiều triệu chứng giống với các loại bệnh mất trí nhớ khác. Cụ thể:

+ Rối loạn vận động như cứng cơ bắp, bắp thịt co cứng, múa giật, dáng đi mất cân đối, khó nói, khó nuốt…

+ Rối loạn nhận thức: thiếu nhận thức về hành vi của mình, không nắm bắt được ý người khác muốn nói, khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, khó tập trung vào vấn đề nào đó…

+ Rối loạn tâm thần: Trầm cảm , buồn bã, mệt mỏi, mất ngủ và thường nghĩ đến cái chết…

+ Ngoài ra còn có thể xuất hiện ảo giác, co giật không kiểm soát, mất trí nhớ

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh Huntington do khiếm khuyết di truyền trên nhiễm sắc thể (NST) số 4. Nếu bố hoặc mẹ có khiếm khuyết di truyền này thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Hướng điều trị

Bệnh Huntington cũng không có cách chữa trị hoặc làm chậm diễn biến của bệnh và như các loại bệnh mất trí nhớ khác thì việc điều trị cũng chỉ nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Các loại thuốc được áp dụng là: 

+ Dopamine: Giảm các cử  động và hành vi bất thường

+ Amantadine và tetrabenazine được sử dụng để kiểm soát các cử động phụ.

+ Ngoài ra người bệnh cần kết hợp thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp và quan trọng là được chăm sóc đầy đủ.

Hầu hết các loại bệnh mất trí nhớ ở người già đều sẽ dẫn đến tình trạng không thể chăm sóc được bản thân và mất khả năng tự chủ vệ sinh cá nhân. Điều này sẽ khiến cho bệnh tình tiến triển theo chiều hướng xấu hơn. Vì vậy để giúp cho người bệnh luôn cảm thấy thoải mái, sạch sẽ và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất thì tã người lớn SunMate chính là một người bạn đồng hành không thể thiếu dành cho người già bị mắc các căn bệnh mất trí nhớ. 

Các sản phẩm tã người lớn SunMate đều được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất với các ưu điểm về tính thoáng khí, mềm mại và khả năng kháng khuẩn tối ưu. Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm của SunMate cho những người thân yêu của mình để giúp ông bà, cha mẹ sống vui khỏe mỗi ngày.

 

Cac loai benh mat tri nho o nguoi gia ma ban can biet 6

Giữ tinh thần lạc quan giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người lớn tuổi (Nguồn: Shutterstock)

 

Thương hiệu SunMate trải qua quá trình phát triển, dày công nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm phù hợp với người Việt, từ lúc là trẻ nhỏ đến khi trưởng thành. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua tã người lớn SunMate trực tiếp tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc hoặc đặt mua online tại các trang thương mại điện tử như website Tã Bỉm Shop, Tiki, Sendo.

Hy vọng với những chia sẻ về các loại bệnh mất trí nhớ ở người già trong bài viết sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức để chăm sóc cho người cao tuổi trong gia đình.