Chăm sóc suy giảm trí nhớ do bệnh alzheimer ở người cao tuổi

2 Tháng 12, 2019

Chia sẻ

message

Người cao tuổi hiện nay đang phải đối diện với nhiều căn bệnh mãn tính khác nhau, đặc biệt là mỗi khi thêm một tuổi lại có thêm nhiều căn bệnh nguy cơ ảnh hưởng đến với người cao tuổi. Một trong những chứng bệnh mãn tính ảnh hưởng đến các vấn đề về an toàn và tự chăm sóc đến gánh nặng chi phí chăm sóc, tại nhà đó chính là chứng chăm sóc suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Hiện tại, bệnh alzheimer ở người cao tuổi không có cách chữa, nhưng có những phương pháp điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh alzheimer ở người cao tuổi là gì?

Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi là một loại chứng mất trí tiến triển, sa sút trí tuệ và những thay đổi này can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, theo thời gian tình trạng sẽ nặng dần. Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi là một tình trạng mãn tính, các triệu chứng của nó xuất hiện dần dần và các tác động lên não bị thoái hóa, gây ra sự suy giảm chậm. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh Alzheimer nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn bao gồm: những người trên 65 tuổi và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Không có kết quả mong đợi duy nhất cho những người mắc bệnh Alzheimer. Hành trình của mỗi người với căn bệnh Alzheimer ở người cao tuổi là khác nhau. Một số người sống trong một thời gian dài với tổn thương nhận thức nhẹ, trong khi đó những người khác trải qua các triệu chứng khởi phát nhanh hơn và tiến triển bệnh nhanh hơn.

>>> Xem thêm về bệnh cao huyết áp ở người già tại: https://www.sunmate.com.vn/cam-nang-song-khoe/cham-soc-nguoi-gia-bi-cao-huyet-ap-khong-qua-kho

benh alzheimer

Nguyên nhân gây bệnh alzheimer ở người cao tuổi, các yếu tố nguy cơ và triệu chứng.

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer ở người cao tuổi hiện tại chưa xác định nhưng vẫn có các yếu tố nguy cơ nhất định, bao gồm:

  • Hầu hết những người mắc bệnh Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên.
  • Tiền sử bệnh trong gia đình - Nếu gia đình có một thành viên bị mắc bệnh, bạn có nhiều khả năng khi về già cũng mắc bệnh alzheimer ở người cao tuổi bởi một số gen có liên quan.

Triệu chứng của bệnh Alzheimer ở người cao tuổi qua các giai đoạn. Như sự tiến triển theo thời gian, cụ thể bệnh được chia thành 7 giai đoạn: 

  • Không có triệu chứng của bệnh Alzheimer ở người cao tuổi ở giai đoạn 1 nhưng có thể dựa trên tiền sử bệnh trong gia đình.
  • Triệu chứng xuất hiện đầu tiên là hay quên.
  • Những người ở gần có thể phát hiện sự suy giảm thể chất và tinh thần nhẹ, như: sự tập trung và giảm trí nhớ. 
  • Mất trí nhớ và không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
  • Nặng dần bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi cần có sự giúp đỡ của người thân hoặc người chăm sóc.
  • Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi qua giai đoạn này cần được giúp đỡ trong các nhiệm vụ cơ bản như: ăn và mặc quần áo.
  • Đến giai cuối bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi có thể mất nhận thức qua cả nét mặt và lời nói.

Chăm sóc người thân mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi như thế nào?

Không có xét nghiệm chắc chắn cho bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Với bệnh Alzheimer ở người cao tuổi bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán về bệnh, có thể là xét nghiệm tâm thần, thể chất, thần kinh hay hình ảnh,... Tuy nhiên, lại không có cách chữa trị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Các bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc và các phương pháp điều trị khác để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh và trì hoãn sự tiến triển của bệnh càng lâu càng tốt.

chăm sóc người già bị giảm trí nhớ

Vậy nhưng, khi đã mắc phải căn bệnh mãn tính là bệnh Alzheimer ở người cao tuổi thì theo thời gian người bệnh cũng sẽ phải cần đến sự chăm sóc của người thân bên cạnh, ở những giai đoạn đầu có thể là chăm sóc về tinh thần, nhưng về lâu dài người bệnh có thể sẽ phải cần một người kiên nhẫn luôn ở bênh cạnh để quan tâm, chăm sóc người mắc bệnh lẫn, mất trí nhớ Alzheimer ở người cao tuổi. Vì vậy trước hết phải chuẩn bị một tinh thần thật tốt và cần chuẩn bị thêm một bảng thông tin liên lạc đầy đủ bao gồm địa chỉ, số điện thoại người nhà,.. tránh người bệnh cũng là người thân của chúng ta mất tích khỏi tầm kiểm soát.

Đến những giai đoạn nửa sau của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi , người bệnh sẽ dần mất nhận thức và trở nên tò mò, thắc mắc, thiếu nhận thức, dần dần trở lại là một em bé cần có người bên cạnh quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ. Trước hết người thân cần phải lên một thời gian biểu cụ thể, hướng dẫn người bệnh luôn luôn duy trì thời gian biểu đó mỗi ngày bởi người bệnh lúc này sẽ dần mất các cảm giác cơ bản là đói và khát. Cũng cần phải hạn chế tất cả những vật dụng sắt nhọn, nguy hiểm xung quanh người bệnh. Duy trì một không gian sống tối giản, những trang phục đơn giản, liền thân và dễ hướng dẫn người bệnh nhất.

Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi là một căn bệnh phức tạp, trong đó có nhiều điều chưa biết. Và bệnh tình rất dễ xấu đi theo thời gian, nhưng nếu luôn kiên trì bên cạnh người thân quan tâm, chăm sóc, điều trị có thể giúp người thân mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi trì hoãn các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và cả gia đình.