Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh Alzheimer

23 Tháng 10, 2020

Chia sẻ

message

Tình trạng mất trí nhớ gây xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày đôi khi không phải là tín hiệu của quá trình lão hóa, mà rất có thể là triệu chứng của căn bệnh Alzheimer. Gia đình cần chú ý các dấu hiệu của bệnh và chăm sóc người già mất trí nhớ đúng cách để hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân.

Bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy (suy nghĩ, giải quyết vấn đề hợp lý) và kỹ năng cuộc sống khác. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, tuy nhiên vẫn có một số ít ca bệnh xuất hiện trong độ tuổi từ 50 - 65.

Hiện tại, chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh Alzheimer, nhưng vẫn có thể điều trị triệu chứng và chú ý chăm sóc người già mất trí nhớ để hỗ trợ cho họ. Tùy mỗi người sẽ trải qua một hoặc nhiều dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu người thân gặp phải một hay nhiều dấu hiệu dưới đây, bạn nên cho họ đi thăm khám chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt.

dau hieu canh bao benh Alzheimer

Bệnh Alzheimer gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

Giảm trí nhớ gây xáo trộn cuộc sống thường ngày

Người bệnh sẽ bắt đầu quên tên người đã quen biết từ trước hoặc quên một công việc đã được lên kế hoạch từ trước. Thậm chí, họ còn bắt đầu quên những điều mới nghe thấy, cũng như thời điểm, sự kiện hàng ngày. Khi chăm sóc người già mất trí nhớ, người thân nên hỗ trợ bằng cách nhắc nhở họ những việc thường ngày.

Khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ

Người mắc Alzheimer có thể bộc lộ sự khó khăn khi trò chuyện. Điển hình như họ gặp trở ngại khi tìm đúng từ hay gọi sai tên vật dụng. Họ cũng thường hay dừng lại đột ngột khi đang nói và không thể tiếp tục nói nữa vì không thể nhớ được.

Lú lẫn về thời gian và nơi chốn

Họ sẽ có sự nhầm lẫn về thời điểm trong ngày, ngày trong tuần. Sau đó họ có thể đoán ra hoặc không. Đôi khi họ lại quên mất mình đang ở đâu hay làm cách nào họ đến được đây.

Gặp khó khăn trong công việc thường ngày cũng như giải trí

Người bệnh có xu hướng mệt mỏi, buồn chán với công việc, với người thân và với cả những trao đổi với bên ngoài. Người bệnh bắt đầu tự tránh xa các sở thích trước đó, không muốn liên lạc, gặp gỡ bạn bè hay hàng xóm.

Chăm sóc người bị bệnh Alzheimer sao cho đúng?

Hỗ trợ họ trong sinh hoạt hàng ngày

Cách chăm sóc người già bị lẫn chủ yếu cần tập trung vào hỗ trợ họ thực hiện sinh hoạt hàng ngày. Bạn cần nhắc nhở họ về những sự kiện quan trọng, về thời gian trong ngày nếu cần. Việc này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và thông cảm. Ngoài ra, khi người bệnh chuyển biến nặng, bạn cũng cần giúp họ ăn uống, thay quần áo.

dau hieu benh Alzheimer

Đi cùng người bệnh khi ra ngoài

Người bệnh sẽ thường xuyên quên đường đi, đường về nhà nên bạn cần tránh việc cho họ ra ngoài một mình. Khi chăm sóc người già mất trí nhớ, người thân cần theo sát để đảm bảo an toàn cho họ, tránh sự cố đáng tiếc.

Sử dụng tã quần để hỗ trợ vệ sinh

Với người bệnh giai đoạn nặng, họ có thể mất khả năng tự chủ trong vấn đề vệ sinh. Do vậy, để giảm bớt gánh nặng khi chăm sóc người già mất trí nhớ cũng như giúp người bệnh không bị bối rối, bạn nên sử dụng tã giấy dành cho người lớn để hỗ trợ. Tã quần cũng nên chọn loại thấm hút tốt và lưng thun mềm mại để tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Về điểm này, tã quần SunMate được đánh giá là sản phẩm phù hợp, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và giá cả. Nhờ lớp dẫn ADL, tã quần SunMate có thể dẫn thấm hiệu quả, ngăn thấm ngược trở lại. Hạt SAP có tác dụng kép vừa thấm hút vừa kháng khuẩn hiệu quả, vừa giữ khô ráo lại ngăn mùi hôi. Nhờ vậy, sử dụng tã quần SunMate giúp việc chăm sóc người già mất trí nhớ nhẹ nhàng hơn. Lưng thun của SunMate cũng được đánh giá là mềm mại hơn hẳn những sản phẩm khác.

Chăm sóc người già mất trí nhớ không phải là công việc dễ dàng. Tuy nhiên, với tình yêu thương và sự kiên trì, tin chắc rằng bạn có thể hỗ trợ tốt nhất cho ông bà, bố mẹ của mình, để họ tận hưởng thời gian tuổi già đầy ý nghĩa.