Hiện tượng phù chân ở người tiểu đường

22 Tháng 9, 2021

Chia sẻ

message

Một trong những hội chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đó chính là phù chân. Để hạn chế đến mức thấp nhất  tình trạng người bệnh tiểu đường bị phù chân thì các bạn nên dành 5 phút tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả với bệnh lý này.

benh tieu duong bi phu chan 1

Nguyên nhân gây phù chân ở người tiểu đường

Phù chân xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân tiểu đường với nhiều nguyên nhân. Bệnh tiểu đường bị phù chân không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại, gây khó chịu cho người bệnh mà còn là một biến chứng vô cùng nguy hiểm cho nếu như không điều trị kịp thời. Nguyên nhân làm cho bệnh nhân tiểu đường bị phù chân có thể do:

Tĩnh mạch bị tổn thương

Ở những bệnh nhân tiểu đường, lượng đường có trong máu thường cao hơn so với người bình thường. Chính điều này đã tác động lên hệ thống tĩnh mạch và làm cho tĩnh mạch bị tổn thương. 

Các van bơm trong tĩnh mạch cũng sẽ bị suy yếu dần khiến cho lượng máu từ chân không thể lưu thông đồng bộ về tim mà sẽ bị ứ lại ở hệ thống mạch máu chân. Lượng máu tích tụ sẽ làm cho chân bị sưng phù và khó kiểm soát.

Tim bị xung huyết

Không chỉ hệ thống tĩnh mạch bị tổn thương mà tim cũng sẽ bị ảnh hưởng do lượng đường trong máu quá cao ở người bệnh tiểu đường. Khi tim bị tổn thương, các quá trình bơm máu của tim cũng bị ảnh hưởng, trì trệ dẫn đến lượng máu lưu thông kém. Riêng các mạch máu ở chân khá xa tim. Do đó, máu sẽ càng dễ bị ứ trệ tại chân làm cho bộ phận này phù lên.

Biến chứng thận

Người bệnh tiểu đường bị phù chân còn do những biến chứng của thận gây ra. Thận cũng sẽ bị tổn thương và khả năng đào thải natri ra khỏi hệ thống tuần máu suy yếu dần. Cùng với đó, lượng nước dư thừa không được thận loại bỏ kịp thời sẽ gây áp lực lên thành mạch máu, gây nên tình trạng chân phù nề.

Xơ gan

Tiểu đường còn là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan, phổ biến như các bệnh xơ gan, tổn thương gan,... Những tổn thương đó sẽ làm cho việc tiết hormon điều tiết dịch cơ thể bị thay đổi. Khi ấy, áp lực của các chất lỏng sẽ tác động rất lớn đến hệ thống mạch máu ở bụng và ở chân gây nên tình trạng bệnh tiểu đường bị phù chân và phù bụng rất nguy hiểm.

Cách phòng tránh hiện tượng phù chân ở người tiểu đường

Tập luyện nhẹ nhàng vùng chân

benh tieu duong bi phu chan 2

Các bài tập nhẹ nhàng ở phần chân như nâng hạ chân lên xuống, đi bộ nhẹ nhàng, Massage chân,... sẽ giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn và hạn chế được tình trạng ngưng động dòng máu ở tại chân. Nhờ vậy mà tình trạng phù nề ở chân cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Nâng cao chân so với tim

Người bệnh tiểu đường bị phù chân nên đặt chân cao hơn so với tim khi nằm hoặc ngồi sẽ làm giảm tình trạng phù chân. Những lúc rảnh rỗi, người bệnh nên đặt chân lên những điểm tựa sao cho chân cao hơn tim, hội chứng phù chân sẽ được cải thiện đáng kể. Người bệnh nên duy trì mỗi lần khoảng 30 phút và thực hiện 3 đến 4 lần trong ngày.

Xoa bóp mỗi ngày

benh tieu duong bi phu chan 3

Xoa bóp nhẹ nhàng mỗi ngày ở phần chân cũng góp phần hạn chế phù chân ở bệnh nhân tiểu đường. Xoa bóp sẽ giúp dòng máu lưu thông, giảm bớt áp lực trên thành mạch.Ăn ít muối

benh tieu duong bi phu chan 4

Lượng muối nhiều có trong bữa ăn sẽ khiến cho tình trạng phù nề ở chân nghiêm trọng hơn đối với người bệnh tiểu đường. Cho nên, để có một đôi chân khỏe và nói không với sưng phù thì bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế lượng muối có trong bữa ăn hàng ngày.

Kiểm tra chân thường xuyên

Bệnh tiểu đường bị phù chân sẽ được phát hiện và kiểm soát kịp thời nếu như người bệnh kiểm tra chân thường xuyên. Việc kiểm tra sẽ giúp cho bạn xem các tổn thương ở chân có xảy ra hay không, đặc biệt là các trường hợp chân bị hoại tử. Bên cạnh việc tự kiểm tra chân tại nhà thì người bệnh cũng nên kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần tại các bệnh viện để kịp thời phát hiện và điều trị, không để các biến chứng nặng hơn xảy ra.

benh tieu duong bị phu chan 5

Chăm sóc vệ sinh sạch sẽ

benh tieu duong bị phu chan 6

Những biến chứng của bệnh tiểu đường đối với người cao tuổi sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy để chăm sóc sức khỏe, vệ sinh tốt cho người bệnh luôn tự tin sống vui sống khỏe hãy sử dụng tã người lớn SunMate.

Tã người lớn SunMate được sản xuất theo công nghệ tiên tiến trên dây chuyền máy móc hiện đại tạo ra những sản phẩm với đặc tính ưu việt về sự mềm mại, thoáng khí cùng khả năng thấm hút nhanh, kháng khuẩn cao đảm bảo luôn mang đến cảm giác sạch mát tối đa cho người sử dụng.

Để mua tã người lớn SunMate cho người thân, bạn có thể dễ dàng đặt hàng online qua TiKi, Sendo và website Tabimshop. Ngoài ra,sản phẩm cũng được phân phối trên khắp các siêu thị và nhiều tiệm tạp hóa trên toàn quốc.

Tham khảo thêm: Tấm lót chống thấm cho người cao tuổi

Bệnh tiểu đường bị phù chân sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh không quan tâm và không có phương pháp điều trị hợp lý. Do đó, các bạn nên áp dụng những biện pháp phòng tránh trên một cách thường xuyên để hạn chế tối đa các biến chứng, cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi chân.