Hướng dẫn chăm sóc người cao tuổi mất trí nhớ

25 Tháng 9, 2020

Chia sẻ

message

Người cao tuổi mắc bệnh mất trí nhớ rất cần sự quan tâm đúng cách của người nhà để được an toàn và khỏe mạnh. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị đúng cách, người thân cần chăm sóc người già mất trí nhớ cẩn thận để cải thiện tình trạng bệnh.

Chế độ ăn uống sinh hoạt

Bệnh mất trí nhớ ở người già thường khiến họ bắt đầu quên rằng họ cần ăn và uống. Vấn đề này trở nên phức tạp hơn có thể do vấn đề về răng hoặc các loại thuốc làm giảm sự thèm ăn. Dinh dưỡng kém có nhiều hậu quả, bao gồm giảm cân, dễ cáu, mất ngủ, các vấn đề về tiểu tiện hoặc đại tiện, và mất phương hướng. Vì vậy, khi chăm sóc người già mất trí nhớ, bạn cần đảm bảo người thân được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Sắp xếp giờ ăn cố định cho người thân mỗi ngày. Tuy nhiên, giờ ăn này cần phù hợp với nhu cầu của người bạn đang chăm sóc. 
  • Nấu cho bệnh nhân một chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng và đủ chất. Tuy nhiên, mỗi bữa bạn cần tránh nấu quá nhiều món để người bệnh không cảm thấy khó khăn khi lựa chọn.
  • Khi người bệnh sa sút trí tuệ nặng hơn, bạn cần tạo môi trường yên tĩnh và thư giãn để họ không bị xao nhãng. Người nhà cần chú trọng tạo cảm giác ngon miệng cho họ. Thử cắm hoa hoặc bật nhạc êm dịu. Tắt các chương trình đài và TV ồn ào để tránh người bệnh mất tập trung vào bữa ăn.
  • Nếu có vấn đề về giảm cân khi chăm sóc bệnh mất trí nhớ ở người già, hãy cung cấp các bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng có hàm lượng calo cao giữa các bữa ăn. Đồ ăn sáng có hàm lượng carbohydrate cao thường được ưu tiên. Trái lại, nếu vấn đề là tăng cân, hãy để các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao ngoài tầm nhìn. Thay vào đó, hãy để các loại trái cây tươi, khay rau củ, và đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo thấp, khỏe mạnh khác ở chỗ thuận tiện dễ lấy.

cham soc nguoi gia mat tri nho

Người nhà cần lưu ý đến việc cho người bệnh ăn đúng giờ

Chăm sóc người già mất trí nhớ trong việc vệ sinh

Những người bị mất trí nhớ khi bước sang giai đoạn nặng thường gặp khó khăn khi ghi nhớ vệ sinh như đánh răng, đi vệ sinh, tắm rửa, và thay quần áo thường xuyên. Đây vốn dĩ lại là những hoạt động có tính riêng tư, nếu không khéo sẽ khiến người bệnh lúng túng, mất đi sự tự tôn của bản thân. Kết quả là, việc tắm rửa vệ sinh khi chăm bệnh mất trí nhớ ở người già thường dễ khiến cả người chăm sóc và người thân bối rối. Hãy thử tham khảo những cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh sau đây:

  • Xây dựng thói quen đưa người bệnh vào phòng vệ sinh vào một giờ nhất định. Ví dụ, bạn có thể đưa người bệnh đi vệ sinh mỗi 2 – 3 giờ. Bạn hãy cố gắng theo sát lịch này khi chăm sóc người già mất trí nhớ.
  • Chuẩn bị kỹ càng khi đưa người bệnh ra ngoài bằng cách cho người bệnh mặc những trang phục dễ cởi và mang sẵn đồ để thay. Khi đến một địa điểm mới, bạn cần xác định ngay nhà vệ sinh ở đâu để kịp thời đưa người thân đi khi cần.
  • Khi tắm cho người bệnh, bạn hãy giải thích với họ những gì mình đang làm để họ không hoảng sợ. Khi người bệnh tắm rửa và thay đồ, bạn hãy hướng dẫn họ làm những việc đơn giản thay vì giúp họ làm hết tất cả.
  • Nhờ đến sự hỗ trợ của tã quần cho người lớn SunMate trong vấn đề tiểu tiện, đại tiện: Tã quần SunMate với các tính năng như thấm hút nhanh, chống tràn tuyệt đối, kháng khuẩn vượt trội và mềm mại dễ chịu là lựa chọn tuyệt vời cho các trường hợp người già bị mất trí nhớ nặng. Việc này không những giúp giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh mà còn phần nào giảm áp lực cho người chăm sóc. 

cham soc nguoi gia mat tri nho

Bạn cần đồng hành để giúp người thân đối mặt với bệnh và sống khỏe mạnh

>>> Xem thêm về cách vệ sinh cho người bị liệt tại: https://www.sunmate.com.vn/cam-nang-song-khoe/5-luu-y-khi-cham-soc-nguoi-gia-bi-liet-nua-nguoi

Tuổi già thường kéo theo các dấu hiệu lão hóa của não bộ, nên tình trạng suy giảm trí nhớ rất dễ xảy ra, gây khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Do đó, bạn cần bình tĩnh và nhẫn nại để có thể giúp người thân và gia đình vượt qua một cách tốt nhất. Hy vọng những cách chăm sóc người già mất trí nhớ kể trên sẽ giúp người thân của bạn có thể sống vui khỏe, tận hưởng tuổi già đầm ấm bên con cháu nhé.