Tìm hiểu về viêm khớp bàn tay ở người già

13 Tháng 4, 2021

Chia sẻ

message

Viêm khớp bàn tay là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở người già, ảnh hưởng trực tiếp tới quá sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Viêm khớp tay cần được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm khớp bàn tay ở người già, mời bạn cùng SunMate theo dõi thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm khớp bàn tay ở người già là gì?

Viêm khớp bàn tay là một thuật ngữ dùng để biểu thị tình trạng sưng ở các khớp ngón tay hoặc cổ tay, gây ra hiện tượng đau nhức, sưng nóng, tê cứng, ê mỏi bàn tay. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, tuy nhiên vẫn có những trường hợp bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm khớp tay từ tuổi 55.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp tăng dần theo tuổi, bởi càng già thì lượng máu và dưỡng chất để nuôi khớp sẽ bị giảm sút đáng kể, quá trình lão hóa sụn phát triển nhanh chóng, khiến sụn khớp bị yếu dần và không thể "chống đỡ" với các yếu tố tác động có hại đến khớp.

Khác với những loại bệnh viêm khớp xương như đầu gối, cột sống, vai gáy, viêm khớp bàn tay có kích thước nhỏ, không phải nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, vì thế bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện nếu như được chăm sóc và chữa trị đúng cách, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm.

 

Tim hieu ve viem khop ban tay o nguoi gia 1

Tình trạng viêm khớp bàn tay ở người già (Nguồn: Google)

 

Nguyên nhân viêm khớp bàn tay ở người già

Nguyên nhân chính của bệnh viêm khớp tay ở người già đó là do tuổi tác, theo thời gian thì các cơ quan trong cơ thể và sụn khớp dần lão hóa, tình trạng viêm nhiễm sẽ làm cho sụn bị bào mòn, gây ra tình trạng sưng đỏ khớp bàn tay.

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng viêm khớp cổ tay/ngón tay ở người cao tuổi:

  • Do chấn thương: Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn thể thao, tai nạn giao thông… khiến các khớp bàn tay phải chịu một lực lớn dẫn đến trật khớp, viêm khớp.
  • Do tính chất công việc: Một số thống kê cho thấy, các đối tượng bắt buộc phải hoạt động khớp tay liên tục trong thời gian dài như công nhân nhà xưởng, người giúp việc, nhân viên văn phòng… có tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp bàn tay là khá lớn.
  • Do di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiên sử về các bệnh xương khớp, đặc biệt là viêm đau khớp cổ tay thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao hơn những người khác.
  • Do vi khuẩn: Các virus, ký sinh trùng từ máu sẽ di chuyển vào màng bao quanh khớp tay tạo ra TNF-alpha - chất có khả năng kích hoạt những phản ứng viêm xương khớp bàn tay.
  • Các bệnh về xương khớp: viêm khớp vảy nến, bệnh gout, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,...cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm khớp bàn tay ở người già.
  • Hội chứng cổ tay: thường xuất hiện ở những người ngoài 40 tuổi, khi đó bàn tay và cổ tay bị rối loạn khiến dịch ở thanh dây thần kinh tăng cao, dẫn đến hiện tượng đau nhức, sưng viêm và tê bì.
  • Thời tiết, môi trường: thời tiết thay đổi, giao mùa chuyển lạnh khiến cơ thể chưa thích ứng kịp thời, đặc biệt là người già và người có sức đề kháng kém, khiến cho tình trạng sưng viêm đau nhức bàn tay tái phát trở lại....

 

Tim hieu ve viem khop ban tay o nguoi gia 2

Tuổi càng cao càng dễ mắc các bệnh về viêm khớp (Nguồn: Google)

 

Triệu chứng bệnh viêm khớp bàn tay

Biểu hiện của viêm khớp bàn tay dựa vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh, con đau có thể xuất hiện đột ngột cũng có thể âm ỉ dai dẳng, tiến triển theo từng giai đoạn.

  • Giai đoạn đầu: Tại các vị trí khớp cổ tay, ngón tay của bàn tay sẽ sưng đau, đặc biệt khi cử động, thực hiện các thao tác cầm nắm thì cảm giác thường đau hơn bình thường, nhất là vào buổi sáng.
  • Giai đoạn tiến triển: Tình trạng đau xuất hiện ngay cả khi ngủ và không cử động, cơn đau kéo dài kèm theo sưng đỏ ê buốt ở các điểm khớp tay, lan lên cả cẳng tay và vai gáy.
  • Giai đoạn nặng: Lúc này viêm khớp bàn tay đã chuyển nặng, cơn đau xuất hiện ở mọi thời điểm, tay bị tê cứng, vận động vô cùng khó khăn, kèm theo đó là có thể là hiện tượng sốt, mệt mỏi.

Bạn có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng nổi bật như:

  • Khớp tay sưng đỏ, nhạy cảm khi cầm nắm hoặc đau khi chạm vào.
  • Khả năng vận động bị ảnh hưởng, khớp yếu, không thể linh hoạt như trước.
  • Khi cử động cảm giác kêu răng rắc hoặc ken két.
  • Tình trạng đau thường trực hơn sau một thời gian, ban đầu đau âm ỉ sau chuyển thanh đau nhói và lan đến nhiều vị trí khác...

 

Tim hieu ve viem khop ban tay o nguoi gia 3

Một số triệu chứng của bệnh viêm khớp (Nguồn: Google)

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp bàn tay

Nếu hiện tượng đau khớp tay kéo dài, bạn bắt buộc phải tiến hành thăm khám và điều trị tại những cơ sở y tế chất lượng. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh bằng cách đánh giá, xem xét các triệu chứng, kiểm tra cổ tay cũng như tiền sử của bệnh lý, sau đó là tiến hành khám thực thể.

Quá trình kiểm tra lâm sàng kết thúc, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác nhất như:

  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Thông qua hình ảnh chụp X-quang, CT, MRI…, bác sĩ sẽ dễ dàng khoang vùng vị trí có khả năng bị viêm khớp tay.
  • Đo xung điện thần kinh: nhằm xác định chức năng di truyền của khớp cổ tay, ngón tay và mức độ chèn ép dây thần kinh đến các vị trí khớp bàn tay.

Tim hieu ve viem khop ban tay o nguoi gia 4

Chẩn đoán tình trạng viêm khớp ở người già (Nguồn: Google)

 

  • Chọc hút dịch khớp: phương pháp này có thể xác định được nguyên nhân gây tình trạng viêm khớp bàn tay.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số biện pháp chẩn đoán bệnh khác như xét nghiệm máu, soi khớp… để chắc chắn và đưa ra kết luận cuối cùng.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp bàn tay

Người bị viêm khớp tay có thể kết hợp giữ các liệu pháp mà không cần tới phẫu thuật, tuy nhiên với bệnh nặng và nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật.

  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm thuốc bôi, thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Nẹp khớp tay để hạn chế các chuyển động của cổ tay và ngón tay, chúng giúp người bệnh giảm đau, khớp được nghỉ ngơi và định vị đúng nơi.
  • Tiêm thuốc: Trong trường hợp nẹp và sử dụng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc nhằm mục đích giảm đau và giảm viêm cho người bệnh.
  • Phẫu thuật: Biện pháp cuối cùng là phẫu thuật, khi người bệnh không thể gấp duỗi ngón tay và các phương pháp trên không có tác dụng. Tùy thuộc vào điều kiện và thể trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra hình thức phẫu thuật viêm khớp bàn tay phù hợp, sau phẫu thuật bạn sẽ nẹp hoặc đeo băng khoảng 6 tuần, rồi tập các bài tập trị liệu để cải thiện hiệu quả nhanh hơn.

Lưu ý

Người cao tuổi khi bị viêm khớp bàn tay thường gặp khó khăn trong vấn đề vận động và vệ sinh cá nhân. Vì thế người chăm sóc nên tạo cho họ một cảm giác thoải mái, thường xuyên vệ sinh cơ thể để người bệnh được sạch sẽ, hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn.

Bạn có thể ưu tiên sử dụng loại người lớn SunMate một sản phẩm được thiết kế dành riêng cho người cao tuổi. Với khả năng thấm hút chất lỏng siêu tốc, lan tỏa đều và ngăn thấm ngược, đồng thời kháng khuẩn hiệu quả, hạn chế mùi hôi và tạo cảm giác khô thoáng tối đa cho người sử dụng, Summate chính là một người đồng hành không thể thiếu đối với người cao tuổi mắc bệnh xương khớp.

Để mua tã SunMate cho người thân, bạn có thể dễ dàng đặt hàng online qua TiKi, Sendo và trang Tã Bỉm Shop. SunMate cũng có phân phối sản phẩm trên khắp các siêu thị và nhiều tiệm tạp hóa trên toàn quốc. Ngoài ra bạn có thể gọi đến hotline 1800 555 520 ext 140 để mua tã SunMate số lượng lớn trực tiếp từ công ty.

 

Tim hieu ve viem khop ban tay o nguoi gia 5

Thường xuyên quan tâm, hỏi han về bệnh tình của người thân (Nguồn: Shutterstock)

 

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm khớp bàn tay ở người già, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích để có thể áp dụng khi cần thiết.